Thứ Hai, 6 tháng 4, 2009

5 mức ngu dốt

Bài báo Five levels of ignorance ở Communications of the ACM (số 10, năm 2000) của Phillip G. Armour nhìn quá trình phát triển phần mềm như việc nắm bắt tri thức và giảm sự ngu dốt. Lý luận của ông rằng phần mềm là phương tiện thứ năm chứa tri thức rất hay (bốn phương tiện kia là DNA, não, phần cứng các loại, và sách).

Ông chia sự ngu dốt (về vấn đề X nào đó) nói chung, và dốt trong phát triển phần mềm nói riêng ra là năm mức:

* 0OI - không dốt: để đạt mức này ta phải biết X và chứng minh được rằng ta biết X. Ví dụ: tôi biết viết blog!

* 1OI - thiếu kiến thức: để … đạt được mức dốt này thì ta phải biết là ta thiếu kiến thức về X. Ví dụ: tôi biết là tôi không biết gì về cơ học lượng tử. Đạt được mức dốt này cũng đã tốt, vì nếu có nhu cầu tôi có thể đi tìm sách vở tài liệu về cơ học lượng tử để học thêm.

* 2OI - thiếu nhận thức: ở mức dốt này thì ta không biết là ta không biết gì về X. Hiển nhiên là ta không thể cho ví dụ về 2OI nào! Tuy nhiên, thỉnh thoảng đọc sách đọc báo,đọc blog KHMT (!), tôi có thể tìm ra được nhiều thứ chưa bao giờ biết là mình không biết, và như thế tôi chuyển các thứ đó lên 1OI. Dù rằng với cơ học lượng tử nói chung thì tôi ở mức 1OI, chắc chắn là có các đối tượng cụ thể nào đó trong cơ học lượng tử mà tôi ở mức 2OI.

* 3OI - thiếu quá trình: ở mức dốt này thì ta thiếu một quá trình cụ thể để khám phá ra rằng mình đang không biết rằng mình đang không biết về X. Nói cách khác, ở mức dốt này thì ta không biết cách nào để tìm ra các thứ mà ta không biết rằng ta không biết :-).

* 4OI - siêu dốt: chữ này tôi dịch bừa từ chữ meta-ignorance, vì meta-physics người ta dịch là siêu hình (học). Ở mức dốt này thì ta không biết gì về năm mức ngu dốt.

Đến đây thì tôi không còn ở mức 4OI được nữa. (OI viết tắt của Order of Ignorance.)

Dân máy tính thường phải đọc/học rất nhiều để theo kịp sự phát triển với tốc độ ánh sáng của ngành mình. Trong quá trình này, với mỗi vấn đề X của ngành, ta sẽ chuyển dần dần từ 3OI xuống 1OI. Sau đó, nếu X là cái mà ta thật sự thích hoặc cần cho công việc thì sẽ chuyển nó lên 0OI.

Rất nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh KHMT ở mức 3OI khi mới bắt đầu đi học. Sau đó họ tìm hiểu về quá trình nghiên cứu, quá trình tìm các vấn đề và hướng nghiên cứu mới, quá trính cập nhật kiến thức về ngành của mình, và chuyển dần các thứ lên 2OI. Để có một quá trình hiệu quả từ 3OI lên 2OI không dễ chút nào. Ví dụ đơn giản: các journals, conference nào trong ngành mình là có giá trị, làm thế nào để tìm đọc các bài trong chúng, phương pháp lọc bài đọc thế nào, vân vân.

Sau khi học được quá trình này rồi, ta có phương tiện để chuyển dần các khối kiến thức khác nhau lên 1OI. Đến khi sắp ra trường, chuẩn bị làm luận án Ph.D về cái gì đó thì (hy vọng rằng) ta đã có vài thứ ở 0OI.

Nguồn : http://www.procul.org/blog/2005/09/01/nnm-m%E1%BB%A9c-ngu-d%E1%BB%91t/

ngụ ngôn Thỏ và Rùa,



Trong truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa, cuộc đua giữa Thỏ và Rùa đã kết thúc với kết quả là Rùa thắng nhờ sự kiên trì, còn Thỏ tuy chạy nhanh hơn nhưng vì kiêu ngạo và chủ quan nên thua cuộc. Hơn 2500 năm trôi qua kể từ khi cuộc đua đầu tiên của Thỏ và Rùa được ghi lại, những cuộc đua mới lại diễn ra giữa Thỏ và Rùa…

Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì Rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. (1)

Cuộc đua thứ 2

Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường.

Thế, bài học của câu chuyện này? Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây.

Cuộc đua thứ 3

Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được Thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách Thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.

Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, Thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông!

Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, Rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.

Cả Thỏ và Rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại

Cuộc đua thứ 4

Đến đây, Thỏ và Rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua gần đây nhất có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.

Cuộc đua bắt đầu, Thỏ cõng Rùa chạy đến bên bờ sông, Rùa lội xuống sông và cõng Thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, Thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Thỏ và Rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng tìm cách giải quyết tình huống chung, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.

Thỏ và Rùa cho rằng sự hợp tác của chúng là mẫu mực giải quyết vấn đề. Nhờ hợp tác như thế mà chúng có thể di chuyển mọi nơi cho dù trên cạn hay dưới nước.

Nhưng đến một hôm Chim thấy chúng đi đâu cũng có nhau dè bĩu: chúng mày làm gì mà cứ phụ thuộc nhau mất tự do thế.

Thỏ và Rùa tức quá nói với Chim: chúng tôi hợp tác nhau rất tốt đẹp khắc phục được yếu kém mà nếu sống riêng sẽ không làm được. Anh không tôn trọng thì thôi sao lại dè bĩu chúng tôi, anh không biết tinh thần tập thể thì để chúng tôi chứng minh cho anh thấy bằng cuộc sống của chúng tôi.

Chim nghe thế thấy xấu hổ bỏ đi. Đến một hôm Thỏ và Rùa thắc mắc không biết Chim chẳng cần hợp tác với ai hay sao có vẻ vô tư thế. Chúng chờ Chim đến để hỏi, chờ rất lâu và không biết tìm Chim thế nào.

Tình cờ Chim bay ngang ghé xuống nhìn Thỏ và Rùa. Lúc đó Thỏ và Rùa mới có dịp hỏi Chim: anh đi đâu lâu quá không ghé xuống đất chơi?
Chim bảo: tôi bay tìm thức ăn và ngắm trời đất, hôm nay săn mồi gần đây tiện đường ghé chơi một chút.
- Anh thấy chúng tôi thế nào? - Thỏ và Rùa hỏi một cách tự hào
- Các anh trông hài lòng - Chim bảo.
- Anh muốn hợp tác với chúng tôi không?
- Tôi không biết, hợp tác tôi được gì?
- Anh được mang tiếng tốt là biết làm việc tập thể, khắc phục bệnh cá nhân.
- Thế các bạn được gì?
- Chúng tôi muốn bay như anh.
- Vậy tôi dạy các anh bay các anh chịu không?
- Được chúng tôi tin rằng có thể làm được tất cả nếu có tinh thần tập thể.
- Vậy tôi chỉ từng anh trước. Anh Thỏ phải gắng cánh vào lưng.
- Nhưng tôi sẽ phải cõng Rùa trên lưng mà.
- Thì anh phải bỏ Rùa xuống.
- Nhưng như thế thì không còn tinh thần tập thể mà chúng tôi nâng niu và tự hào bấy lâu nay.
- Vậy anh có muốn bay không?
- Có, chúng tôi muốn lắm.
- Nếu anh Thỏ không bỏ Rùa xuống và gắng cánh lên lưng thì tôi không có cách gì giúp các anh cả.
- Nhưng anh tự do bay lượn trên trời lâu nay sao không biết cách cách nào khác sao?
- Tôi bay được do có cánh, tuân theo quy luật tự nhiên theo các luồng khí và do bản năng hướng đến tự do và tôi nghĩ ai cũng như vậy.
- Nhưng tinh thần tập thể rất quan trọng, anh không thấy chúng tôi đạt được những thành tựu vượt bậc nhờ ứng dụng tinh thần đó hay sao, đó không phải là quy luật thì là gì?
- Tôi không biết. Tôi chỉ biết một cách của tôi thôi. Nếu anh muốn thì tôi chỉ anh theo cách đó, với điều kiện là làm đúng hướng dẫn của tôi.
- Anh có bảo đảm là chúng tôi sẽ cất cánh và bay được khi theo cách của anh không?
- Tôi đơn giản là biết bay và đang bay còn anh muốn nhập hội bay thì theo chúng tôi. Tôi không quen lý luận nhiều.
- Nhưng phải lý luận cho rõ mới an tâm chứ. Chúng tôi từ ngày theo tinh thần tập thể rất chú trọng đồng thuận về lý luận. Tôi và Rùa xem lý luận về việc bay là cái phải làm rõ trước khi bay. Nếu không thế thì sau này chúng tôi bay lạc hướng mất. Vậy bay để làm gì?
- Thôi vậy chào các anh, tôi phải đi tìm thức ăn đây. Các anh cứ bàn tiếp.

Thế là Thỏ và Rùa tiếp tục bàn xem có nên bay hay không, nếu bay được thì nên bay hướng nào, mấy loài khác có loài bay được rồi cũng có loài chưa bay được. Chúng ta phải tổ chức học tập và hoàn thiện lý luận về bay cho chắc ăn rồi hãy tính tiếp. Hơn nữa chúng ta vẫn chạy tốt mà, tốt độ chạy của chúng ta hơn trước nhiều rồi. Nếu tính đến các khó khăn đặc thù của ta thì chạy như vậy đang là thành tựu lớn. Không nên phiêu lưu nghe lời Chim. Công nhận là loài chim bay lâu rồi và có vẻ rất sướng nhưng chúng ta cần nghiên cứu sâu sắc về lý luận bay.

Cho đến giờ Thỏ và Rùa vẫn đang nghiên cứu lý luận bay…

Thế đấy, điều cơ bản cuối cùng là hãy làm đi!

Đó là lý do blog này có slogan “Đi thì sẽ đến”

Và cũng còn rất nhiều phiên bản khác nữa, ví dụ như (2):

Cuộc đua thứ x

Trong một lần đua, Thỏ do rút kinh nghiệm những lần lề mề trước nên vừa vào cuộc đã cắm đầu cắm cổ chạy rất nhanh. Trong khi đó, ở ngã ba đường cách đấy không xa, Rùa đã cắm lại bảng chỉ đường theo hướng khác. Vốn rất quen đường, nhưng do đang chạy một cách gấp rút nên Thỏ cứ nhằm theo bảng chỉ đường mà chạy. Kết quả là sau khi Rùa bò đã về đích từ lâu thì Thỏ vẫn còn đua mãi sang tận khu rừng bên cạnh.

Bài học kinh nghiệm:

- Nhanh mà không chính xác đồng nghĩa với thiếu hiệu quả.

- Đến những thời điểm quan trọng (ngã ba đường), nếu không thật sự quan tâm đúng mức đến việc định hướng thì rất dễ lầm đường. Điều này khiến ta mất rất nhiều thời gian để sửa chữa và đôi khi làm thay đổi cả cục diện trận đấu. “Bạn có thể đi nhanh hay chậm, nhưng hãy chắc rằng mình đang đi đúng hướng”.

- Phải luôn cảnh giác với thông tin hỏa mù từ phía đối thủ cạnh tranh (bảng chỉ đường).

- Cần phải phân tích và nhìn nhận vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau (không chỉ dựa vào một tấm bảng chỉ đường).

- Cần có một luật chơi chung để duy trì cuộc chơi (trọng tài phải cấm Rùa không được cạnh tranh thiếu lành mạnh như vậy).

- Sau một thời gian, cần phải tự nhìn nhận, đánh giá lại kết quả công việc của mình (đừng để như Thỏ chạy mãi sang đến khu rừng bên cạnh mà còn chưa biết).

Cuộc đua thứ x + 1

Sau nhiều lần thua cuộc, Thỏ rút ra kinh nghiệm thất bại là do không nắm rõ và theo sát đường đi nước bước của Rùa. Lần đua này, Thỏ quyết định đi bộ tà tà ngay sau lưng Rùa. Đến khi thấy đích đến ở ngay trước mắt, Thỏ mới bắt đầu tăng tốc đua về đích. Kết quả là Thỏ đã giành chiến thắng cuối cùng mặc dù Rùa vẫn luôn dẫn đầu hầu như trong suốt cuộc đua.

Bài học kinh nghiệm:

- Luôn luôn bám sát đối thủ và sử dụng thế mạnh của mình vào thời điểm quyết định.

- Người dẫn đầu trong suốt chặng đua chưa chắc là người chiến thắng chung cuộc. Mở rộng ra, những người đi khai phá thị trường chưa chắc là những người được hưởng lợi từ thị trường do chính mình khai phá.

- Trong cạnh tranh, nếu để đối thủ khống chế được đường đi nước bước của mình, bạn sẽ mất đi lợi thế rõ rệt so với họ.

- Phải biết phân tích nguyên nhân thất bại để tìm ra đối sách phù hợp trên cơ sở phát huy được tối đa thế mạnh của mình.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2009

Thuật quản lý và sinh viên


“Thuật quản lý” là gì?

Tôi không dám chắc là bạn chưa từng nghe về nó nhưng tôi chắc chắn rằng bạn rất muốn tìm hiểu về nó bởi vì bạn đang đọc bài viết này. khi tôi còn là một sinh viên kỹ thuật nhút nhát và khinh miệt tất cả những ai hoạt động phong trào tôi sẽ ngẩng cao đầu vỗ ngực và tự hào trả lời với bạn rằng đó là một công việc tầm thườngcần gì phải có thuật cơ chứ, nhưng bây giờ nếu bạn hỏi tôi thuật quản lý là gì , tôi sẽ hân hoan và rất vui lòng trả lời bạn rằng đó là thứ nghệ thuật tuyệt vời giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo cừ khôi nhất trong số những nhà lãnh đạo.

Bản thân chữ thuật quản lý đã cho người đọc nó biết rằng nó cũng là một loại ‘ nghệ thuật ‘, nhưng đây là một loại nghệ thuật đặc biệt mà không có tài liệu sách vở nào có thể giúp ta có được một cách hoàn thiện, với lý thuyết bạn chỉ có thể đạt được khoảng 20% mức độ hoàn thiện của nghệ thuật này, vậy 80% kia từ đâu, tôi chắc chắn với bạn rằng 80% còn lại bạn chỉ có được thông qua trải nghiệm thực tế mà thôi.

Quản lý không phải là một công việc cụ thể như là một thư ký, một kế toán, hay là một nhân viên bán hàng mỹ phẩm, quản lý bao hàm tổ hợp của rất nhiều các kỹ năng nhỏ lẻ của bản thân từng cá nhân được tổng hợp lại tạo nên một sức mạnh có thể kết nối tất cả mọi người để đạt được những mục tiêu chung nào đó. Để quản lý một nhóm người bạn cần những kỹ năng khác nhau, để quản lý 1 người bạn cần những kỹ năng khác… thuật quản lý đối với từng trường hợp, từng nghành nghề là hoàn toàn khác nhau, vì vậy trong giới hạn bài viết này tôi sẽ trình bày theo chiều hẹp một mảng góc nhìn về thuật quản lý của đối tượng sinh viên.

Vậy dưới góc nhìn của sinh viên, TQL có ý nghĩa như thế nào ?

20% sẽ trả lời với bạn rằng đó là một kỹ năng cực kì quan trọng để đưa bạn đến với thành công, 80% còn lại sẽ không quan tâm. Và có một thực tế rằng 20% những người đó là những người thành công và sẽ chiếm 80% quyền lực và tiền tài trong giai đoạn sau này. Chúng ta sẽ phân tích rỏ hơn vấn đề này bằng phương pháp ‘ qui nạp ‘ toán học, nếu bạn có đọc qua bạn sẽ thấy được rằng từ những cây đại thụ như William Gates IIIhay những anh lính trẻ như Sergey BrinLarry Page đều là những nhà quản lý đại tài thời còn là sinh viên, họ bằng năng lực quản lý và sự cố gắng rèn luyện của mình đả trở thành những con người giàu nhất thế giới.